Nguồn Gốc và Hoạt Động Ngày Tết Nguyên Đán

Nguồn Gốc và Hoạt Động Ngày Tết Nguyên Đán

1. Tết Nguyên Đán Là Gì?

- Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ gọi đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng 1 âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

2. Nguồn gốc ra đời:

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

3.Các Phong Tục Ngày Tết:

- Phong tục thất truyền:

  • Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ.
  • Trồng và hạ nêu: Trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ.
  • Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ tập thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên.
  • Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới "của cải như nước non".
  • Chúc Tết theo thứ tự: Chúc theo thứ tự Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước.
  • Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà.

- Phong tục đại chúng:


Người dân đi xem Đường Sách Tết tại Sài Gòn


Chợ hoa Tết
  • Mua và xin câu đối trước Tết: Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho, chữ Hán-Nôm, thư pháp chữ Việt mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới.
  • Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ năm loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý thể hiện vẻ sung túc của gia đình.
  • Xông nhà: Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà.
  • Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.
  • Mừng tuổi: Chúc mừng tuổi người lớn (ông bà, cha mẹ, họ hàng) và lì xì cho trẻ nhỏ.
  • Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.
  • Mua muối: Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến. Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.
  • Khai ấn và Khai bút: Đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ... đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì khai thương (mở hàng lần đầu tiên trong năm)... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để khai nghề, làm lấy ngày. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người ta thường chợ Tết cùng với du xuân (đi chơi Tết).
  • Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ): Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miễn Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra "tiền định" cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.

4. Sinh hoạt ngày tết:

  • Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.
  • Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị "rông" cả năm; (rông: được hiểu như sự xui xẻo).
  • Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.
  • Trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ, đập niêu, chọi gà; bài chòi; chơi tổ tôm điếm; chơi cờ người và nhiều trò dân gian cổ truyền khác.
  • Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm, lắc bầu cua,... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt các bộ bài trong lễ hóa vàng.
  • Treo quốc kỳ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam, ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. Các công sở, công ty, trường học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm bích chương "Chúc mừng năm mới" và các loại cờ ngũ sắc.

Một mâm cơm cúng đưa
  • Cúng đưa và Hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.
  • Đốt pháo: thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền. Từ năm 1994, nhà nước Việt Nam đã cấm đốt pháo, buôn bán và nhập khẩu pháo bằng Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 8 tháng 8 vì tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Thay vào đó, chính quyền tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức.

Nguồn: Copy

TRANG SỨC PHONG THỦY TUỆ LÂM

"Chất Lượng Tích Lũy Niềm Tin"

Bài sau →